Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

"Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch" - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam

*Câu chuyện do Paul Neville - đồng sáng lập nền tảng học tiếng anh qua video - chia sẻ trên Seattle Times. Anh đã có 14 năm làm trong Bộ ngoại giao của Mỹ, tốt nghiệp ĐH Washington và sinh sống Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ở Seattle.

Gia đình tôi rời Việt Nam hơn 1 tuần trước, vừa kịp trước khi mọi chuyến bay quốc tế bị chặn lại. Thế nhưng thay vì cảm giác nhẹ nhõm khi trở về quê hương, tôi lại thấy cảnh giác hơn rất nhiều khi chứng kiến Mỹ có quá nhiều điểm thiếu sót khi phòng chống đại dịch Covid-19, nếu so với ở châu Á. Tôi bỗng dưng thực sự lo ngại về khả năng Mỹ có thể vượt qua cơn khủng hoảng lần này. 

Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam - Ảnh 1.

Gia đình Paul Neville trở về Việt Nam

Khi Bộ ngoại giao Mỹ ban hành cảnh báo đi lại mức cao nhất (cấp 4), thúc giục mọi công dân trở về nước, gia đình tôi lập tức mua vé rời khỏi Việt Nam. Dù Covid-19 đang gia tăng tại Mỹ, nhưng tôi vẫn muốn trở về nhà, vì tin rằng nơi ấy có nền y tế hàng đầu thế giới. 

Ở Việt Nam, theo yêu cầu của chính phủ, tất cả mọi người khi đến nơi công cộng đều phải đeo khẩu trang. Mọi tòa nhà đều có nhân viên trang bị máy đo thân nhiệt, cung cấp nước rửa tay ngay tại sảnh. Trên chuyến bay từ TP. Hồ Chí Minh đi Đài Bắc (Trung Quốc), chính phủ yêu cầu mọi hành khách phải đeo khẩu trang, kể cả cậu con trai 2 tuổi của tôi. Việt Nam - cũng giống như nhiều quốc gia tại châu Á, tiến hành ứng phó với đại dịch Covid-19 một cách cực kỳ nghiêm túc.

Nhưng trong chuyến bay chuyển tiếp từ Đài Bắc về Seattle, chỉ có phân nửa hành khách đeo khẩu trang. Chuyến bay ấy, tôi suýt trở thành hiện tượng mạng xã hội vì chặn lối đi của 3 cô gái trẻ vừa trở về từ Thái Lan. Họ giả vờ ho, đùa giỡn về nguy cơ nhiễm Covid-19. Tôi đưa cho họ khẩu trang, nhưng cả 3 từ chối với vẻ mặt kiêu ngạo bất cần. Dễ giận thật sự, nhưng vợ tôi kéo tôi ngồi xuống, trước khi cả 3 bị đuổi khỏi máy bay và kẹt lại Đài Loan. 

Khi hạ cánh tại Seattle, tôi đã tưởng tượng được thấy cảnh các nhân viên y tế trong trang phục chống độc, trên tay có thiết bị đo nhân nhiệt. Bởi Seattle - cũng giống như Vũ Hán của Trung Quốc hay Milan của Ý - là tâm dịch tại Mỹ. Nhưng thay vào đó, mọi thứ chẳng khác gì bình thường.

Khi tôi hỏi nhân viên hải quan rằng tại sao cô không đeo khẩu trang, cô đáp "vì chẳng có mà đeo" kèm theo ánh mắt như thể tôi đã hỏi một thứ gì đó ngớ ngẩn. Bi kịch thay, Covid-19 là dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh, và chỉ cần một ai đó nhiễm bệnh hắt hơi gần đó thôi cũng đủ để cô nhiễm bệnh rồi. Nó cũng bi kịch chẳng kém gì việc thiếu hụt bộ xét nghiệm cả.

Hàng trăm người đang chết mỗi ngày tại Ý vì Covid-19, kể cả khi họ đã phong tỏa cả đất nước. Khi không có nỗ lực quyết liệt giống châu Á, dự đoán cho thấy Seattle và nhiều thành phố khác của Mỹ chỉ còn khoảng 3 tuần để đạt đến con số khủng khiếp đang xảy ra với nước Ý. 

Ở Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, nếu một người nhiễm bệnh, chính phủ sẽ đóng cửa cả tòa nhà, thậm chí phong tỏa toàn chung cư. Sau đó, các cơ quan y tế sẽ lần theo vết di chuyển của người nhiễm bệnh, xét nghiệm cho những ai người này tiếp xúc. Căng thẳng và nghiêm túc là thế, các quốc gia này hiện đang phải đối mặt với đợt bùng dịch thứ hai.

Thực tế cho thấy, vẫn còn rất nhiều người Mỹ đang không đánh giá Covid-19 đúng mức. Ở thời điểm hiện tại, cả nghìn tỉ đô đã "bốc hơi", trong khi hàng triệu lao động mất việc. Còn điều gì có thể thuyết phục mọi người rằng dịch bệnh này là rất nghiêm trọng? 

Các dự báo xu hướng, biểu đồ thực tế không có tác dụng. Liệu mọi người có thức tỉnh nếu chẳng may một người nổi tiếng nhiễm bệnh rồi qua đời, hoặc khi nạn nhân là người thân của họ? Quả thực, tỉ lệ tử vong của Covid-19 có thể không cao, nhưng ít nhất 20% số người nhiễm bệnh cần đến sự chăm sóc đặc biệt, và thậm chí có thể chịu tổn thương phổi vĩnh viễn. Liệu người Mỹ có cần phải đợi đến khi số người nhiễm vượt xa Trung Quốc (thực tế đã vượt rồi), và số người chết hơn cúm mùa mỗi năm thì mới thay đổi nhận thức?

Trong khi Trung Quốc đang vượt qua đỉnh dịch và tái khởi động nền kinh tế, Mỹ vẫn đang loay hoay giữa cơn bão dịch bệnh. Có thể họ sẽ tăng tốc, và vượt mặt Mỹ ngay lúc này. 

Dẫu vậy, chúng ta không thể bỏ cuộc. Tôi không muốn phải hối hận vì trở về Mỹ, bởi hóa ra Việt Nam mới là nơi an toàn hơn. Tất cả mọi người phải tuân theo yêu cầu của chính phủ: "ở trong nhà". Ngoài ra, chính quyền cần tăng tốc làm xét nghiệm cho tất cả mọi người, phân phối đủ khẩu trang cho nhân viên y tế và công chức tại nơi công cộng. Đồng thời, cần ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng, bao gồm cả đi máy bay. 

Con người là giống loài kiên cường. Sẽ có lúc mọi chuyện chấm dứt, nhưng hành động cần phải quyết liệt ngay tức thì. Tất cả mọi người đều cố gắng để tồn tại và vượt qua dịch bệnh, và để làm được thì cần tránh để mọi chuyện xấu đi. 

Nguồn: Seattle Times

Gần 800.000 người nhiễm nCoV toàn cầu

Thế giới ghi nhận 782.034 ca nhiễm nCoV và 37.609 người chết tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu chiếm khoảng 2/3 số ca tử vong với 26.674 người chết được ghi nhận. Italy là nước báo cáo số ca tử vong lớn nhất với 11.591 người.

Mỹ ghi nhận thêm 18.089 ca nhiễm và 412 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 161.580 và 2.995, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới.

New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 66.497 ca nhiễm, trong đó 1.218 người đã tử vong.

Tàu bệnh viện USNS Comfort với sức chứa 1.000 giường bệnh đã tới thành phố New York. Con tàu không có khả năng điều trị Covid-19, nhưng có thể tiếp nhận những bệnh nhân thông thường để các bệnh viện tập trung chống dịch.

Trump cũng thông báo kéo dài chính sách "cách biệt cộng đồng" tới ngày 30/4 để làm chậm tốc độ lây lan của nCoV Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog và dự đoán đỉnh dịch tại Mỹ sẽ đến trong hai tuần tới, vào Lễ Phục sinh 12/4. Trump thừa nhận số người chết vì Covid-19 tại Mỹ có thể vượt quá 100.000, khẳng định chính quyền làm rất tốt nếu ngăn điều này xảy ra.

Italy phát hiện thêm 4.050 ca nhiễm mới và 812 người tử vong, tổng số người nhiễm và chết đến nay lần lượt là 101.739 và 11.591. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Italy là gần 11,4%, mức cao nhất thế giới và gấp hơn hai lần tỷ lệ tử vong toàn cầu. Nước này là quốc gia thứ hai báo cáo hơn 100.000 người nhiễm nCoV, chỉ sau Mỹ.

Viện Y tế Quốc gia Italy cho hay độ tuổi trung bình của người tử vong là 78,5, với nạn nhân trẻ nhất 31 tuổi và già nhất 103 tuổi. Dân số già và bệnh viện quá tải là hai trong số các nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong ở Italy đặc biệt cao.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện Erasme ở Brussels, Bỉ hôm 27/3. ẢNh: AFP.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện Erasme ở Brussels, Bỉ hôm 27/3. Ảnh: AFP .

Tây Ban Nha xác nhận thêm 7.846 ca nhiễm và 913 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên lần lượt 87.956 và 7.716, vượt qua Trung Quốc để trở thành vùng dịch lớn thứ ba thế giới. Thủ đô Madrid và vùng Catalonia là hai địa phương có số người chết vì nCoV cao nhất Tây Ban Nha, lần lượt là 3.392 và 1.410.

Giới chức y tế nhận định tốc độ tăng các ca nhiễm và tử vong mới tại Tây Ban Nha giảm trong những ngày gần đây cho thấy Covid-19 có thể sớm đạt đỉnh tại nước này. Tỷ lệ tăng số ca tử vong tại Tây Ban Nha hôm qua là 12,4%, giảm hơn một nửa so với tỷ lệ 27% hôm 25/3.

Tây Ban Nha áp lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 14/3 và Thủ tướng Pedro Sanchez hôm 28/3 công bố các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn nữa, buộc những người lao động ở các lĩnh vực không thiết yếu phải ở nhà trong 14 ngày tới.

Đức ghi nhận thêm 4.450 ca nhiễm và 104 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 66.885 và 645. Là vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, sau Italy và Tây Ban Nha, song tỷ lệ tử vong ở Đức chỉ 0,9%.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, 65 tuổi, hôm qua cho kết quả âm tính nCoV lần ba. Bà Merkel tự cách ly tại căn hộ ở Berlin một tuần qua sau khi tiếp xúc với bác sĩ nhiễm nCoV.

Iran tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai châu Á với 41.495 ca nhiễm và 2.757 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 3.186 ca nhiễm và 117 trường hợp tử vong. Chính phủ Iran cảnh báo dịch bệnh có thể kéo dài thêm vài tháng và giết chết hơn 10.000 người. Tổng thống Hassan Rouhani bị các đối thủ chính trị công kích vì đã không hành động kịp thời để ngăn dịch bệnh.

Iran đã đóng cửa các trường học, hủy các buổi lễ cầu nguyện, đóng cửa quốc hội cũng như các địa điểm hành hương lớn của người Hồi giáo Shiite. Iran cũng áp đặt nhiều biện pháp nghiêm ngặt sau khi hàng trăm nghìn người dân vẫn đổ xuống đường đón dịp Tết Ba Tư. Bộ Y tế Iran liên tục kêu gọi người dân khai báo thông tin cũng như các triệu chứng nghi nhiễm nCoV.

Trung Quốc ghi nhận 48 ca nhiễm mới, tăng 17 ca so với hôm qua và là mức tăng sau 4 ngày giảm. Toàn bộ 48 trường hợp đều là ca ngoại nhập, nâng số ca ngoại nhập tại Trung Quốc lên 771.

Trung Quốc cũng báo cáo thêm 5 trường hợp tử vong, nâng số người chết do dịch bệnh lên 3.305. Giới chức Trung Quốc lo ngại sự gia tăng các ca ngoại nhập nên đã đẩy mạnh quy trình kiểm tra sức khỏe, cách ly, thậm chí giảm số chuyến bay quốc tế và cấm nhập cảnh đối với hầu hết người nước ngoài.

Hàn Quốc báo cáo thêm 125 ca nhiễm nCoV, tăng 47 ca so với hôm qua, nâng số ca nhiễm lên 9.786. Nước này cũng ghi nhận thêm 4 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên 162, chủ yếu là người cao tuổi có bệnh lý nền.

Trong số ca nhiễm mới, 15 trường hợp là ca ngoại nhập, nâng số ca ngoại nhập tại Hàn Quốc lên 518. Hàn Quốc sẽ cách ly bắt buộc trong hai tuần đối với tất cả công dân nước ngoài, bắt đầu từ 1/4.

Tại Đông Nam Á , Malaysia là vùng dịch lớn nhất với 2.626 ca nhiễm và 37 người chết. Indonesia là vùng dịch chết chóc nhất khu vực với 122 người chết trong 1.414 người nhiễm, tỷ lệ tử vong là 8,6%.

Philippines và Thái Lan đều ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm, song ca tử vong tại hai nước này khá chênh lệch, lần lượt là 78 và 9. Covid-19 đã xuất hiện tại toàn bộ 11 quốc gia của khu vực Đông Nam Á.

Huyền Lê (Theo AFP , Worldomerter )

Đội phản ứng nhanh chống dịch

Người gọi là một phụ nữ 27 tuổi, sốt, khó thở hai hôm nay. Trước đó cô chăm bố ốm tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

"Người này vừa có dấu hiệu lâm sàng, vừa có dịch tễ. Chúng tôi xử lý như một ca nghi nhiễm nCoV", bác sĩ Hồng, 30 tuổi, phó khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, nói.

Hơn chục phút sau, xe dừng trước một toà chung cư ở phường Trung Hoà. Toàn "đội cực nhanh" trong trang phục bảo hộ kín mít hối hả xuống xe và tiếp cận căn hộ có người nghi nhiễm. Chọn chỗ ngồi chéo với bệnh nhân, bác sĩ Hồng trấn an: "Chị cứ bình tĩnh, không cần quá lo lắng vì không phải cứ tiếp xúc với bệnh nhân là lây nhiễm". Cô dần bình tĩnh, sau một tiếng thì xâu chuỗi được đầy đủ lịch trình "đã đi đâu, làm gì, gặp những ai".

Khép phiếu điều tra dịch tễ kín hai mặt giấy, bác sĩ Hồng nhìn sang những đồng nghiệp, gật đầu. Bước tiếp theo là của kỹ thuật viên xét nghiệm Nguyễn Hải Linh với nhiệm vụ lấy dịch hầu họng của người nghi nhiễm trước khi chuyển người này ra xe đến bệnh viện đa khoa Đống Đa.

Cán bộ xử lý môi trường Lưu Danh Nhẫn phun khử trùng khắp căn hộ hơn 60 m2, mọi vật dụng trong nhà và khu vực ngoại cảnh. Chỉ có tiếng va chạm đồ đạc, ít khi có tiếng nói. Khi công việc kết thúc, cả đội mới rút quân. Sau lưng họ là khu chung cư im lìm, lúc 2 giờ sáng ngày 27/3.

Hồng, Nhẫn, Linh là 3 thành viên chủ lực trong đội phản ứng nhanh của Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, ngoài ra còn có thành viên làm nhiệm vụ hậu cần và lái xe. Toàn thành phố Hà Nội có 65 đội phản ứng nhanh, trong đó quận Cầu Giấy có hai đội với tổng số trên 20 thành viên.

Bác sĩ Hồng (quần áo bảo hộ), kỹ thuật viên Hải Linh áo blouse tác nghiệp tại chung cư Tràng An, đêm 7/3. Ảnh: Danh Nhẫn.

Bác sĩ Hồng (quần áo bảo hộ), kỹ thuật viên Hải Linh áo blouse tác nghiệp tại chung cư Tràng An, đêm 27/3. Ảnh: Danh Nhẫn.

Năm năm công tác tại Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, bác sĩ Hồng nắm rõ địa bàn 8 phường, 285.000 dân này còn hơn cả con xóm nhỏ quê Thái Bình của mình. Cầu Giấy là địa bàn tập trung nhiều trường đại học lớn, mật độ dân cư cao và tập trung rất đông người thuê trọ - một trong các lý do khiến cuộc chiến chống Covid-19 tại đây căng thẳng.

"Phát súng đầu tiên" báo hiệu trận chiến của đội phản ứng nhanh Cầu Giấy nổ từ mùng 4 Tết, khi có một nghiên cứu sinh trở về từ Vũ Hán có biểu hiện nghi nhiễm bệnh. Từ 3h chiều, bác sĩ Hồng cùng đồng nghiệp đến nơi ở của bệnh nhân trên đường Trần Quý Kiên khai thác dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần để cách ly, phun khử trùng. Đội hoàn tất các công việc khi đồng hồ đã sang ngày mùng 5 Tết.

Kể từ lúc đó anh bị cuốn vào cuộc chiến "chống dịch như chống giặc". Trong tháng 2, đội rà soát những công dân trở về từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sang đầu tháng 3, khi có bệnh nhân dương tính đầu tiên ở Hà Nội, đội lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tất các những người từ nước ngoài về. Từ 26/3, đội nhận thêm nhiệm vụ mới là rà soát, lấy mẫu, cách ly tất cả các bệnh nhân điều trị nội ngoại trú và những người ra vào Bệnh viện Bạch Mai.

"Thời gian trước chúng ta chủ yếu chống dịch từ bên ngoài. Giai đoạn này khó khăn hơn vì đã có ổ dịch từ bên trong", bác sĩ Hồng nói.

Sau giấc ngủ chỉ dài 3 tiếng, sáng sớm 27/3 anh Hồng cùng đội đã có mặt ở Nhà sinh hoạt tổ 30 phường Trung Hoà lấy mẫu dịch tễ. Hơn 1h chiều cả đội mới ăn bữa trưa, ngay sau đó lại tiếp tục công việc tới 8h tối. Lịch trình này vẫn "căng" vào hai ngày cuối tuần qua. Đến nay hai đội đã sàng lọc được 55 trường hợp từng khám chữa bệnh và 310 người qua lại Bệnh viện Bạch Mai.

Nhà ở Ngã Tư Sở, chỉ cách 15 phút chạy xe, nhưng từ 6/3 bác sĩ Hồng cắm chốt tại cơ quan trực chiến. Anh đã quen với việc sang chiều mới ăn trưa, sang ngày hôm sau mới ăn cơm tối. Triền miên là những đêm chỉ ngủ được từ 3 đến 6 tiếng. "Mệt nhưng cũng không ngủ được. Lo lắng nên trong lòng cứ bồn chồn, không yên tâm", anh bộc bạch.

Đặt lưng xuống là anh nghĩ đến những người hôm nay tiếp xúc, lo kết quả của họ ngày mai. Nên ngay khi có kết quả xét nghiệm dù đêm muộn thế nào anh cũng báo cho bệnh nhân. Hồng nhớ một bác soát vé ở một điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô từng tiếp xúc với bệnh nhân người Anh dương tính, đi chuyến bay VN54 hồi đầu tháng 3. Thời điểm phát hiện đã gần một tuần kể từ ngày tiếp xúc và trong thời gian này bác soát vé đã gặp gỡ cả trăm người. Bệnh nhân hoảng sợ không nhớ được lịch trình. Bác sĩ Hồng vừa phải động viên, trấn an, vừa khai thác thông tin, sau 2 ngày mới truy hết được các "F".

Thời khắc nhận kết quả âm tính của người này, trong đầu nam bác sĩ như "có pháo hoa nở". Cuộc gọi được kết nối ngay trong đêm. "Bác ấy cảm ơn rối rít, nhưng thực ra tôi mới phải nói lời cảm ơn. Nhờ kết quả những người âm tính như bác ấy mà tôi thấy được tiếp thêm sức mạnh", anh chia sẻ.

Bác sĩ Hồng gọi điện cho người vợ mới cưới cảm ơn vì giỏ hoa quả vợ gửi shipper mang đến trong tối 17/3. Ảnh: Phan Dương.

Bác sĩ Hồng gọi điện cho vợ cảm ơn vì giỏ hoa quả gửi shipper mang đến trong tối 17/3 và cho biết sẽ không về nhà trong 2 tuần tới. "Anh muốn dành toàn lực cho cuộc chiến", Hồng nói với người vợ mới cưới. Ảnh: Phan Dương.

Cởi bỏ bộ đồ bảo hộ, đôi mắt kỹ thuật viên Nguyễn Hải Linh, 28 tuổi trũng sâu, chiếc áo blouse trắng ướt sũng vì mồ hôi. Trời hôm 27/3 nắng và oi, Linh lấy mẫu xét nghiệm của những người từ nước ngoài về và người liên quan Bệnh viện Bạch Mai suốt 12 tiếng, chỉ có một tiếng nghỉ trưa.

Phải đứng thời gian dài trong bộ bảo hộ kín và không được Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog uống nước nên gần cuối giờ làm việc đôi chân anh như muốn rã ra. Nhưng cảm giác này vẫn chưa là gì với cơn đau nhức ở vành tai và vùng mắt vì kính và khẩu trang thít chặt. Mỗi lúc nằm xuống cả vùng da đầu đau buốt.

"Vì thiếu không khí và mất nước nên lúc cởi bỏ khẩu trang trông mặt ai cũng ỉu xìu như đang buồn lắm", chàng kỹ thuật viên trẻ phân trần. Mươi phút sau khi uống cạn chai nước 500 ml, rồi ngửa mặt hít một hơi dài, anh dần tươi tỉnh.

Trong đội phản ứng nhanh chống dịch, Linh làm công đoạn lấy mẫu bệnh phẩm - việc được cho là nguy cơ lây nhiễm cao nhất bởi khoảng cách tới người nghi nhiễm chỉ hơn một gang tay. Thao tác lấy dịch mũi, họng cũng dễ khiến người bệnh bị kích thích ho, hắt hơi. Vài ngày nay, Linh đã lấy từ 40-50 mẫu xét nghiệm mỗi ngày.

"Thủ thuật an toàn nhất là đứng chéo với người bệnh. Lấy dịch họng trước, sau đó bệnh nhân đeo khẩu trang che miệng để lấy dịch mũi. Như vậy dù có ho thì nguy cơ cũng giảm", người kỹ thuật viên 5 năm trong nghề chia sẻ.

Linh là em út trong đội nên được ưu ái hơn một chút nhưng từ 6/3, chàng trai này cũng dọn đến ở tại cơ quan để cùng các đồng nghiệp lên đường bất kể giờ nào. "Có những hôm hết việc lúc nửa đêm, các anh em thay nhau vào phòng tắm, úp mỳ tôm ăn, mệt quá mà ngủ say quên trời đất", Linh kể.

Nhà Linh cách cơ quan 2 km, có bố mẹ, em gái và bà nội. Hai hôm nay, trong những cuộc gọi về anh động viên bố mình, một tài xế taxi, tranh thủ thời gian Hà Nội hạn chế các phương tiện công cộng, để nghỉ ngơi.

Bác sĩ Nguyễn Hải Linh mệt mỏi sau một ngày làm việc lấy hơn 40 mẫu bệnh phẩm. Anh ở tại cơ quan để trực từ 6/3, dù nhà cách đây 2 km. Ảnh: Phan Dương.

Kỹ thuật viên Nguyễn Hải Linh sau một ngày làm việc lấy hơn 40 mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Phan Dương.

Hơn 10 năm công tác tại Trung tâm y tế quận Cầu Giấy với nhiều vai trò cùng lúc như thư ký hoạt động tiêm chủng và giám sát chuyên môn nên công việc của anh Lưu Danh Nhẫn chỉ chỉ gói gọn trong giờ hành chính. Nhưng hơn hai tháng có dịch, hiếm khi anh được đi ngủ trước nửa đêm, thời gian làm việc lên đến 12, 14 giờ/ngày và không có ngày cuối tuần.

Giai đoạn căng thẳng nhất là từ chiều tối 6/3, Hà Nội xuất hiện ca dương tính đầu tiên. Nhẫn và các thành viên đội phản ứng nhanh vẽ bản đồ dịch tễ quanh trường hợp bệnh nhân 17. Anh dẫn đầu một đội đến ngõ 22 Phạm Thận Duật và chung cư Tràng An - nơi tài xế của bệnh nhân số 17 từng đến, khai thác dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, chuyển 3 "F1" đi ra cách ly, đồng thời hướng dẫn cách ly tại nhà cho 56 "F2".

"Lúc tôi đặt lưng xuống giường đã là 4h kém 5. Tâm trạng hôm đó rất buồn vì nghĩ Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã kiểm soát rất tốt, không thể ngờ dịch lại đến từ chuyến bay đó", anh nhớ lại.

6 ngày sau, dịch về gần hơn nữa khi ghi nhận ca dương tính số 39, sống trên địa bàn Cầu Giấy. Đội của Nhẫn mất 12 tiếng mới điều tra được tổng quát dịch tễ của bệnh nhân này và các F1, F2. Hơn 9h đêm, anh tiếp tục cùng đội phòng chống dịch phun khử trùng 1.200 m2 toà chung cư mini nơi bệnh nhân này thuê trọ. Công việc cuốn anh vào đến mức "không còn thời gian để mà lo lắng nữa".

Ngoài nhiệm vụ chống dịch Nhẫn còn nhận thêm nhiệm vụ giải đáp thắc mắc của người dân, thậm chí thuyết phục người nghi nhiễm đi cách ly. Anh kể, có bệnh nhân F1 38 tuổi ở Mai Dịch khi đã vào bệnh viện vẫn tiếp tục gọi điện "tâm sự" về những lo lắng trong này. Anh lắng nghe, thi thoảng giải thích cho chị hiểu các quy định hay khó khăn của bác sĩ làm nhiệm vụ. Cuối cùng chị nói: "Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian nói chuyện để tôi hiểu hơn trách nhiệm công dân của mình".

Đến hiện tại, Cầu Giấy ghi nhận ca dương tính số 6, trong tổng số 85 ca nhiễm của Hà Nội. Trong những cuộc điện thoại của người dân gọi đến, anh Nhẫn thường nói thêm một câu: Hai tuần tới là thời gian quý báu, mỗi người dân hãy là một chiến sĩ chống dịch.

Những "người lính" trong đội phản ứng nhanh như Nhẫn, Hồng, Linh... tin Hà Nội sẽ kiểm soát được dịch.

Phan Dương

New York lập bệnh viện dã chiến giữa Công viên Trung tâm

Bệnh viện dã chiến với 68 giường bệnh nằm trong Công viên Trung tâm (Central Park) sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 31/3, được xây dựng nhờ sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Công viên Trung tâm, bệnh viện Mount Sinai và tổ chức nhân đạo Samaritan's Purse, thị trưởng New York Bill de Blasio cho biết.

Các tình nguyện viên dựng lều bạt cho bệnh viện dã chiến hôm 30/3. Ảnh: AFP.

Các tình nguyện viên dựng lều bạt cho bệnh viện dã chiến hôm 30/3. Ảnh: AFP .

Đây là một phần nỗ lực nhằm giảm tải cho các bệnh viện điều trị Covid-19 tại thành phố New York, trong bối cảnh giới chức y tế địa phương cần tăng gấp ba lần số giường bệnh trước ngày 1/5 để đối phó dịch.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cũng điều tàu bệnh viện USNS Comfort với sức chứa 1.000 giường bệnh tới thành phố New York. Con tàu không có khả năng điều trị Covid-19, nhưng có thể tiếp nhận những bệnh nhân thông thường để các bệnh viện tập trung chống dịch. USNS Comfort cập cảng New York hôm 30/3 và dự kiến sớm vận hành.

Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 145.000 ca nhiễm nCoV và hơn 2.600 ca tử vong. New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với gần 60.000 ca nhiễm và hơn 1.000 ca tử vong, trong đó hơn 36.000 người nhiễm nCoV và 790 người chết tại thành phố cùng tên.

Công viên Trung tâm rộng hơn 340 hecta, nằm trên đảo Manhattan của thành phố New York, là một trong những địa điểm du lịch nổi Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog tiếng và cũng là công viên đô thị đón nhiều lượt khách nhất tại Mỹ.

Vũ Anh (Theo CNN )

Lao động thất nghiệp vì Covid-19 chật vật mưu sinh

Trong 3 năm làm giáo viên mầm non ở TP HCM, cô Hoa quê Vũng Tàu chưa bao giờ cảm thấy buồn như lúc này. Hàng ngày cô quen với không khí vui đùa của trẻ nhỏ thì nay phải quanh quẩn ở nhà không biết làm gì. Chưa kể, số tiền dành dụm được đang dần cạn đi khi cô nghỉ không lương đã 2 tháng nay. "Không có thu nhập nhưng tiền ăn uống hàng ngày vẫn phải chi. Chưa kể tiền điện, nước do ở nhà thường xuyên nên cũng trả nhiều hơn", cô nói.

Cô Hoa là giáo viên của trường mẫu giáo tư thục nên khi dịch bệnh bùng phát từ đầu tháng 1 đến nay, cô phải nghỉ vô thời hạn không lương. Hơn 10 giáo viên cùng trường với cô và hàng nghìn cô giáo ở những trường tư thục khác cũng chung cảnh ngộ.

Lê Văn Lộc, sinh năm 1988, bắt đầu công việc hướng dẫn viên du lịch cho Vietravel từ năm 2014. Tour cuối cùng Lộc được phòng hướng dẫn công ty phân công là Phuket, Thái Lan giữa tháng 2 chỉ với 6 khách. Số lượng khách giảm đáng kể, thay vì đi một đoàn lớn trên 20 người như những lần trước. Lộc cho biết, tại thời điểm đó dù có 6 khách thôi nhưng anh cũng thấy may mắn vì được lên đường. Sau đó, anh bắt đầu ở nhà không đi tour vì hầu hết tour đều bị hủy.

Lê Văn Lộc (bên trái) cùng đồng nghiệp tạm thời gác lại đam mê cầm micro để làm shipper cho AhaMove. Ảnh: Thanh Thu

Lê Văn Lộc (bên trái) cùng đồng nghiệp tạm thời gác lại đam mê cầm micro để làm shipper cho AhaMove. Ảnh: Thanh Thu.

Tương tự, Nguyễn Thị Thanh, trưởng phòng quản lý du lịch của một doanh nghiệp lữ hành ở quận Tân Bình cũng chung tình cảnh. Cô cho biết, công ty đã đóng cửa hơn tháng nay. Cũng vì khó khăn do dịch bệnh nên ban lãnh đạo chỉ hỗ trợ một phần lương cho những nhân viên chủ chốt, số còn lại cho nghỉ không lương.

"Cứ ngỡ sẽ nghỉ khoảng 1 tháng là được đi làm trở lại, nhưng tới nay gần 2 tháng trôi qua, Thanh vẫn chưa thấy sếp gọi trở lại công ty. Với tình hình này, nguy cơ nghỉ kéo dài là không tránh khỏi", Thanh lo lắng.

Vì thu nhập hiện nay gần như bằng không, hàng ngày Thanh phải dè sẻn từng đồng trong việc mua thức ăn. Trước đây ăn sáng có thể ra tiệm phở, hủ tiếu... thì nay chỉ qua loa bằng gói mì hoặc củ khoai... Cô cũng nghĩ tạm về quê ở với ba mẹ để tiết kiệm tiền thuê trọ (mỗi tháng vài triệu đồng) và tiền ăn uống hàng ngày, trong lúc chưa biết khi nào mới có thể quay lại công ty.

Hiện nay, do ảnh hưởng của Covid-19, tất cả trường học, trung tâm đều ngưng hoạt động, hàng nghìn doanh nghiệp đang phải cắt giảm quy mô sản xuất, giảm giờ làm. Thêm vào đó, việc TP HCM, Hà Nội và nhiều địa phương khác cho đóng cửa tất cả nhà hàng, quán ăn, cơ sở làm đẹp, phòng gym nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng, chống dịch. Điều này càng khiến nhiều người rơi vào cảnh mất việc.

Theo dự báo của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, nếu Covid-19 kéo dài, số lao động mất việc có thể lên tới 1,32 triệu người.

Vì rơi vào hoàn cảnh mất việc hoặc nghỉ không lương vô thời hạn, nhiều lao động trong số này đang phải "gồng mình" tìm làm những công việc "tay trái" để mưu sinh cho qua mùa dịch.

Một số người chuyển sang làm đồ ăn bán online, số khác tìm trẻ để trông tại nhà. Riêng cô Hoa, giáo viên mầm non tư thục đang thử sức ở một công ty môi giới bất động sản TP HCM. Cô cho biết phải tìm công việc mới làm để mong kiếm thêm thu nhập duy trì cuộc sống hàng ngày.

"Dù đây chẳng phải là thế mạnh nhưng kiếm một công việc phù hợp trong lúc này khó quá. Tôi đành phải thử sức với một công việc ở lĩnh vực mới toanh. Đây cũng là công việc có nguy cơ tiếp xúc với người lây nhiễm cao nhưng nếu không làm thì chẳng biết lấy đâu ra tiền để duy trì cuộc sống", cô Hoa nói.

Tương tự Hoa, Thanh cho biết đang "học việc" trong lĩnh vực buôn bán. Thanh đang tìm các đầu mối cung cấp khẩu trang để mua đi bán lại cho người tiêu dùng với mong muốn kiếm được ít đồng lời "cầm cự" qua ngày.

Còn với Lộc, anh quyết định xin làm shipper cho Food & Beverage khi quán này chưa có lệnh đóng cửa, tuy nhiên F&B chỉ đưa ra mức lương 2-3 triệu một tháng. Mức lương này rất thấp khiến anh khó xoay sở các mức chi phí sinh hoạt cho gia đình. Vì thế, anh từ chối. Với vốn tiếng anh của mình, Lộc tự tin xin đi dạy kèm nhưng dịch hoành hành, không phụ huynh nào muốn cho trẻ nhỏ tiếp xúc người lạ.

Không thể loanh quanh trong nhà với áp lực tài chính, Lộc và năm đồng nghiệp hướng dẫn của Vietravel quyết định làm shipper giao hàng. Mỗi ngày anh có thể kiếm được từ 500.000 đến 700.000 đồng từ việc giao hàng. Anh thường làm từ 7h30 đến 20h.

"Lộc cho biết trước đó có vay tiêu dùng để trang trải cuộc sống, mỗi tháng phải trả 10 triệu đồng cho ngân hàng. Tuy nhiên, tình hình này, dù thắt chặt chi tiêu tôi vẫn khó xoay sở cuộc sống", Lộc bộc bạch.

Bà Nguyễn Thị Khánh, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội du lịch TP HCM cho rằng, du lịch đang là ngành chịu thiệt hại nặng nề, 100% doanh nghiệp ngành này đang đứng bên bờ vực khủng hoảng do dịch bệnh. Đây đang là ngành bị tác động dây chuyền từ hướng dẫn viên cho tới quản lý khách sạn, nhà điều hành tour, cửa hàng, nhà hàng, công ty vận tải....

Hiện, công suất phòng của các khách sạn ở Hà Nội, TP HCM bị giảm từ 40% đến 70%. Các điểm đến nghỉ dưỡng trọng điểm như Sapa, Đà Nẵng, Cam Ranh, Nha Trang hay các công ty lữ hành tại TP HCM, Vịnh Hạ Long cũng ghi nhận sụt giảm khoảng 50-70% công suất so với trước khi dịch xảy ra...

Nói với VnExpress , đại diện Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist thừa nhận, kể từ ngày đầu xảy ra dịch bệnh, công ty đã phải hủy toàn bộ các tour đi Trung Quốc. Các tour du lịch nước ngoài đi các tuyến Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. "So với cùng kỳ năm trước, doanh thu của công ty trong tháng 2 giảm 80%, doanh thu tháng 3 giảm 95% và toàn bộ booking đều bị hủy trong tháng 4 và 5", đại diện Saigontourist nói.

Theo các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng, dù họ rất muốn hỗ trợ cho người lao động đang nghỉ việc vô thời hạn nhưng "lực bất tòng tâm". Chỉ mong các chính sách hỗ trợ của Nhà nước sớm đến với doanh nghiệp và dịch nhanh chóng qua đi để hoạt động của công ty phục hồi. Lúc đó, người lao động trở lại làm việc và mới mong có thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Khó khăn không chỉ bủa vây người lao động, ngay cả chủ doanh nghiệp cũng lao đao. Một giám đốc công ty may mặc ở Đồng Nai đang phải bán từng cái máy may để trang trải chi phí phát sinh của công ty trong lúc mọi hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. Rất muốn hỗ trợ cho những công nhân bị nghỉ việc không lương, nhưng ông cho biết không thể làm gì được vì tình cảnh công ty cũng khó khăn, thậm chí nguy cơ phá sản.

Trước những khó khăn của người lao động bị mất việc, các chuyên Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog gia cho rằng, trước mắt Nhà nước có thể giảm áp lực tài chính cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Một số ý kiến cho rằng có thể cho chậm quyết toán thuế từ 6 tháng tới 1 năm để người lao động có thể chuyển số tiền đáng ra phải thực hiện nghĩa vụ thuế sang phục vụ chi tiêu cá nhân và gia đình. Bên cạnh đó, việc giảm giá điện, nước, Internet trong bối cảnh người dân phải ở nhà nhiều hơn nhưng thu nhập ít hơn cũng cần được tính đến.

Ngoài ra, các nhà băng nên giảm lãi suất và các khoản phí cho khách hàng, không chuyển nhóm nợ của các cá nhân bị ảnh hưởng vì dịch.

Cuối cùng, cách quan trọng nhất là tạo cơ hội, điều kiện để những lao động mất việc do bị ảnh hưởng dịch sớm tìm kiếm thu nhập khác thông qua sự dịch chuyển công việc tạm thời.

Thi Hà - Thanh Thu

Chân dung nữ du học sinh tự dọn sạch sẽ khu cách ly, tặng đồ ăn cho cán bộ: Người đâu vừa xinh lại vừa đáng yêu thế này

Để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh trong lúc dịch bệnh Covid-19 đang hết sức phức tạp, số ca nhiễm tăng nhanh, một trong những hành động quan trọng nhất là nghiêm túc thực hiện việc cách ly. Hầu hết  du học sinh  đều phải làm việc này trong vòng 14 ngày ở trại cách ly.

Nghe có vẻ hơi khó khăn nhưng nhiều du học sinh đã đón nhận quãng thời gian này với tâm lý cực kỳ thoải mái khiến mọi thứ trở nên tươi sáng hơn rất nhiều. Nhiều người đã kêu gọi bạn bè, kiều bào về nước  tự nguyện đóng tiền ăn ở trong 14 ngày quyên tặng nhu yếu phẩm  hay đơn giản chia sẻ những câu chuyện lạc quan, đáng yêu.

Mới đây, dân mạng được dịp phát ghen trước lối sống chill hết cỡ trong khu cách ly của nữ du học sinh Anh. Ngay khi có được phòng, cô nàng Bùi Phương Linh đã lao ngay vào dọn dẹp và biến nơi đây thành nơi vô cùng gọn gàng và sạch sẽ. Cảm động trước tình cảm của chiến sĩ, cô bạn đã cùng cả phòng tặng đồ ăn, bánh kẹo... cho cán bộ nơi đây. 

Nữ sinh Bùi Phương Linh hiện đang du học bậc Thạc sĩ ở London.

Chân dung nữ du học sinh tự dọn sạch sẽ khu cách ly, tặng đồ ăn cho cán bộ: Người đâu vừa xinh lại vừa đáng yêu thế này - Ảnh 2.

Ngay khi trở về nước, cô bạn đã thực hiện nghiêm túc quy trình cách ly 14 ngày.

Góc phòng được tân trang gọn gàng, sạch sẽ khiến không gian cách ly trở nên thoải mái nhất. 

Khi mới vào cách ly, cô bạn cũng gặp nhiều bỡ ngỡ khi làm quen. Một số góc phòng hơi bụi vì chưa kịp dọn dẹp hay gặp tình trạng lệch múi giờ khi học online. Nhưng đã chuẩn bị sẵn tinh thần và kế hoạch cách ly chu đáo nên Phương Linh đã quyết tâm đăng tải nhật ký cách ly lên mạng để mọi người cùng biết cách ly văn minh là như thế nào.

Phương Linh tâm sự: " Mình rất biết ơn những cán bộ nơi đây nên luôn ý thức phải tự dọn dẹp góc phòng của mình. Mình thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, cọ rửa nhà vệ sinh chung hoặc giúp đỡ phân phát cơm giúp các chiến sĩ. Thỉnh thoảng cả phòng mình cũng góp tặng đồ ăn, bánh kẹo cho cán bộ nơi đây. Điều kiện cách ly có thể không như bên ngoài nhưng đây là sự nỗ lực của rất nhiều người. Vì đồ dọn dẹp trong này không đủ nên chỉ có thể cố tận dụng những thứ có sẵn thôi" .

Sau khi cách ly, Phương Linh tự thấy bản thân trưởng thành hơn hẳn: "Mình được rèn luyện và thay đổi thói quen, cân bằng được nhiều thứ và lắng nghe được câu chuyện của mọi người. Dù ở bất kỳ đâu thì việc thích nghi và chấp nhận luôn quan trọng. Khu cách ly có thể không như bên ngoài nhưng khi về nước mình đã biết trước việc cách ly, còn đòi hỏi gì hơn? Điều mình quan tâm là đã được chăm sóc tận tình suốt 14 ngày qua, thật sự rất cảm ơn mọi người".

Nữ du học sinh luôn cảm thấy biết ơn sự chăm sóc nhiệt tình của đội ngũ cán bộ nơi đây.

Dù điều kiện cách ly có thể không như bên ngoài nhưng với Phương Linh, đây vẫn là nơi cách ly an toàn và thoải mái nhất.

Được biết, Phương Linh hiện đang du học Thạc sĩ tại trường Đại học Conventry (London). Đầu tháng 3, các trường đại học lần lượt cho sinh viên nghỉ học, chuyển sang hình thức học online. Nhận thấy thành phố có thể trở nên hỗn loạn và nhiều đường bay sẽ bị Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog hủy nên Phương Linh cũng như nhiều bạn du học sinh khác quyết định trở về nước.

Biết trước là khi về nước sẽ phải cách ly nên cô nàng đã dần chuẩn bị tinh thần cho việc này. " Lúc ở sân bay mình đã chuẩn bị sẵn tinh thần phải cách ly, tuy nhiên một số bạn vẫn chưa nắm được thông tin nên có đôi chút lo lắng. Mất tầm 6-7 tiếng từ lúc nhập cảnh đến khu cách ly, thời tiết còn khá nóng cộng với đi dường dài nên ai cũng mệt mỏi" .

Dù ban đầu có đôi chút e ngại nhưng cô bạn cho biết đây là việc mình bắt buộc phải làm: " Đa số các bạn nghĩ mình thanh niên không lo sợ virus nhưng đến lúc ốm hay có triệu chứng đã sợ khiếp lên rồi. Nhìn chung đi cách ly tập trung có điểm tốt là không ảnh hưởng gia đình và được chăm sóc 14 ngày nên mình rất an tâm. Tình hình dịch bệnh phức tạp, dù đảm bảo sức khỏe như thế nào cũng không ai chắc 100% an toàn được ".

Câu chuyện bi đát của cựu ngôi sao ngoại hạng Anh mất nghiệp vì chính gia đình của mình

Emmanuel Adebayor hiện mắc kẹt ở Benin vì Covid-19. Tiền đạo đang khoác áo Olimpia của Paraguay đã quyết định rời đất nước Nam Mỹ để trở về quê hương Togo, trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 bùng phát, với lý do "thời gian này, ở bên gia đình là quan trọng nhất". Tuy nhiên, sau khi quá cảnh ở Pháp và dừng chân ở Benin, anh bị quốc gia này giữ lại cách ly 14 ngày.

Dù trong hoàn cảnh nào, điều đầu tiên Adebayor nghĩ tới là gia đình, bất chấp những gì họ gây ra. Theo cựu tiền đạo của Arsenal, Man City và Tottenham, chính những người thân trong gia đình đã hủy hoại sự nghiệp của anh và nhiều lần đẩy anh vào chỗ chết.

Gia đình Adebayor là những người thuộc bộ lạc Yoruba. Giống như những bộ lạc nằm rải rác khắp châu Phi, Yoruba rất hoang sơ và có một đời sống tâm linh huyền bí. Họ cho rằng Adebayor chịu một lời nguyền rất nặng.

Câu chuyện bi đát của cựu ngôi sao ngoại hạng Anh mất nghiệp vì chính gia đình của mình - Ảnh 1.

Adebayor và bà mẹ trong trang phục truyền thống của Togo.

Đó là lý do Adebayor không thể đi bộ như những đứa trẻ khác ở tuổi lên 4. Trong nhiều năm anh đã theo mẹ đi khắp nơi để chạy chữa. Đến một ngày, vô tình mẹ đưa anh vào một nhà thờ ở Lagos, thủ đô Nigeria, và dự định sẽ cầu nguyện một tuần.

Những người trong nhà thờ nói, đến Chủ nhật mà Adebayor vẫn không thể đi, có nghĩa là sẽ tật nguyền cả đời. Tối thứ Bảy, khi Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog thời gian sắp hết, mẹ anh đã khóc như mưa. Nhưng vào sáng Chủ nhật, kỳ lạ thay, Adebayor đứng lên và chạy theo một trái bóng không hiểu bằng cách nào lạc vào đó. Như một phép màu vậy.

Rồi Adebayor đã phát triển thành ngôi sao bóng đá lớn nhất lịch sử Togo, chơi cho những đội bóng nổi tiếng ở Anh, thậm chí có một thời gian khoác áo Real Madrid. Kéo theo đó là sự giàu có.

Câu chuyện bi đát của cựu ngôi sao ngoại hạng Anh mất nghiệp vì chính gia đình của mình - Ảnh 2.

Adebayor trước một trong những căn hộ mà anh sở hữu.

Thời đỉnh cao, Adebayor kiếm được mức lương 170.000 bảng mỗi tuần để nằm trong tốp 10 cầu thủ có tổng tài sản lớn nhất châu Phi. Anh sống trong những căn hộ sang trọng ở Anh, Mỹ, Ghana và Togo, sở hữu hàng chục chiếc siêu xe và cả một chiếc máy bay riêng.

Nhưng đỉnh danh vọng của Adebayor không kéo dài lâu. Ở tuổi 26 anh đã bắt đầu tuột dốc. Thời gian cuối, Tottenham chấp nhận trả lương nhưng nhất quyết tống chân sút từng ghi 30 bàn cho Arsenal mùa 2007/08 ra đường. Anh đành tới Crystal Palace, nhưng cũng chỉ 1 năm, trước khi chuyển đến Istanbul Basaksehir rồi Kayserispor ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bây giờ ở tuổi 36, lưu lạc đến tận Paraguay.

Adebayor nói rằng gia đình chính là nguyên nhân khiến sự nghiệp của anh đi vào ngõ cụt.

"Khi còn nghèo khổ, chúng tôi rất đoàn kết và thân ái, mọi người đều san sẻ cho nhau. Bố tôi mất, tôi đã phải lăn lộn ngoài đời từ năm 16 tuổi để gồng gánh gia đình. Đến khi ăn nên làm ra, đột nhiên họ cho rằng tôi mắc nợ tất cả và việc phải làm là trả nợ", Adebayor nói.

Câu chuyện bi đát của cựu ngôi sao ngoại hạng Anh mất nghiệp vì chính gia đình của mình - Ảnh 3.

Tiền đạo người Togo khi còn khoác áo đội bóng danh tiếng Man City.

Thời điểm bừng sáng ở Arsenal, với khoản tiền lớn kiếm được, Adebayor đã mua một ngôi nhà cho gia đình với hy vọng họ sẽ hạnh phúc. Nhưng đám người kia lại muốn nhiều hơn. Mẹ và các anh chị em yêu cầu anh phải mua cho mỗi người một căn nhà lớn và cung cấp một khoản tiền đều đặn mỗi tháng cho các thành viên.

Nhưng nào chỉ có thế, bà mẹ đòi hỏi số tiền lớn để kinh doanh, anh trai Kola cũng cần hỗ trợ để mở đại lý xe hơi, cậu em Rotimi chuyên ăn cắp đồ của Adebayor, trong khi những đứa em khác như Peter, Iyabo và Hajia liên tục đòi tiền để sắm sửa điện thoại, trang sức. Một lần Adebayor nói hết tiền, một trong số họ đã kề dao vào cổ anh để lấy những thứ họ muốn.

Đến khi thu nhập của Adebayor giảm sút bởi phong độ kém cỏi trên sân, gia đình vẫn không để anh yên. Bất chấp mức lương bây giờ chỉ còn 750 bảng mỗi tuần, họ vẫn đòi một căn hộ rộng lớn cho cả đại gia đình trị giá nửa triệu bảng.

Câu chuyện bi đát của cựu ngôi sao ngoại hạng Anh mất nghiệp vì chính gia đình của mình - Ảnh 4.

Đằng sau sự hào nhoáng bề ngoài là một Adebayor đầy đau khổ.

Tiền đạo người Togo cho biết, khi những đòi hỏi vô độ không được đáp ứng, họ quyết định hãm hại anh bằng bùa chú, theo nghi thức phù thủy có tên juju vốn rất phổ biến ở Tây Phi. Adebayor nói, anh không thể ăn uống và sút cân nhanh chóng, dẫn đến không thể chơi bóng như trước.

Không dừng lại ở việc phá hoại sự nghiệp, họ còn nguyền rủa Adebayor chết sớm. "Không thể tưởng tượng nổi họ có thể làm như vậy với tôi. Tôi đã rất sốc khi nghe thấy họ nói với nhau, rằng một khi tôi chết, chiếc xe này thuộc về người này, ngôi nhà kia thuộc về người kia", anh nói trong nước mắt.

Ở những thời điểm chán nản và tuyệt vọng nhất, Adebayor nhiều lần định tự tử. Nhưng anh đã không làm bởi "tôi chết, sẽ chẳng ai cầu nguyện cho tôi, và cũng không ai biết sự thật" bởi những người trong gia đình vẽ lên câu chuyện hoàn toàn khác. Giờ thì anh chấp nhận thực tế và tiếp tục nai lưng kiếm tiền. Dù họ có thế nào anh cũng không thể bỏ.

Người Anh vẫn thờ ơ với lệnh phong tỏa

Thủ tướng Anh Boris Johnson ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc trong diễn văn tối 23/3, một động thái chưa từng có để hạn chế quyền tự do cá nhân nhằm ngăn Covid-19. Ông tuyên bố những biện pháp này có hiệu lực ngay tức thì và kéo dài ba tuần đến ngày 13/4, sau đó sẽ xem xét lại.

Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác, các biện pháp ngăn Covid-19 của Anh được đánh giá là chậm chạp và nửa vời, với rất ít sự tuân thủ của người dân. Chưa đầy 12 tiếng sau bài diễn văn trước toàn dân của Thủ tướng Johnson, ga tàu điện ngầm London vẫn chật ních hành khách, trong khi nhiều người vẫn ngồi ăn uống cùng nhau trong các căng tin chung. Hình ảnh này hoàn toàn trái ngược với quy định mới của chính phủ, trong đó không cho phép tụ tập quá hai người tại nơi công cộng.

Cảnh sát giải tán một nhóm thanh niên ở khu vui chơi tại thành phố Maidstone, hạt Kent hôm 24/3. Ảnh: PA.

Cảnh sát giải tán một nhóm thanh niên ở khu vui chơi tại thành phố Maidstone, hạt Kent hôm 24/3. Ảnh: PA.

Giáo sư Susan Michie, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Thay đổi hành vi thuộc Đại học College London, cảnh báo một số người không thể tuân thủ các biện pháp mới ngay cả khi họ muốn.

"5 triệu chủ cơ sở kinh doanh tư nhân có thể rơi vào cảnh kiệt quệ nếu chính phủ không thể cung cấp hỗ trợ tài chính, như cách họ đang làm cho những nhân viên của mình. Khi tiền lương trợ cấp ốm đau theo luật, khoảng 116 USD, không đủ trang trải chi phí thuê nhà, các hóa đơn, thực phẩm cho gia đình, họ sẽ buộc phải tiếp tục cuộc sống như bình thường", Michie nói.

Cảnh sát giao thông Anh cũng đã vào cuộc để đảm bảo chỉ những người thực sự cần thiết được phép sử dụng hệ thống tàu điện ngầm London.

Nhưng không chỉ riêng ở hệ thống tàu điện ngầm, nhiều khu vực công cộng ở khắp London đều chứng kiến "sự thất bại" của nguyên tắc cách biệt cộng đồng. Trong bài viết đăng trên Telegraph hôm 29/3, nhà phê bình sách Jane Shilling cho biết nhiều người vẫn xuất hiện trên hè phố trong khi mắt dán vào điện thoại, nhiều người mẹ buôn chuyện sôi nổi khi đẩy con dạo phố, những người khác thản nhiên dắt chó đi dạo hay vừa chui ra từ quán rượu hoặc sân bóng. Trong khi đó tại các công viên, bất chấp những biển hiệu cảnh báo mọi người nên duy trì khoảng cách an toàn tối thiểu 2 m, nhiều người vẫn tụ tập. Thay vì sử dụng khẩu trang, họ dùng một mảnh vải để che mặt.

"Tôi mang khẩu trang này rồi nên bạn không phải lo lắng đâu", một người phụ nữ cáu kỉnh nói với một người đứng cạnh tại cửa hàng tạp hóa khi được yêu cầu giữ khoảng cách.

Theo Shilling, nơi duy nhất để thấy cách biệt cộng đồng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh là ở siêu thị, nơi mọi người kiên nhẫn xếp hàng. Tuy nhiên, nhiều người không có cơ hội mua được đồ họ cần, khi nhiều siêu thị gần đây bị vét sạch hàng do lo sợ Covid-19.

Shilling nhận định việc người London "phớt lờ" lệnh phong tỏa có thể là do họ quen với việc gặp gỡ, tụ tập nhau hoặc đơn giản là không thể từ bỏ những thói quen của người thành phố.

Nhưng sự khởi đầu không mấy hiệu quả của lệnh phong tỏa toàn quốc cho thấy Covid-19 có thể sẽ lây lan nhanh hơn ở Anh. Theo đó, nhiều nhà phân tích nhận định để có thể "làm phẳng đường cong" của dịch, Anh sẽ cần thực hiện các biện pháp ngăn dịch lâu hơn dự kiến.

Trung Quốc mới đây thông báo sẽ dỡ lệnh phong tỏa Vũ Hán vào ngày 8/4, một dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng Covid-19 đã gần chấm dứt, ít nhất là đối với riêng quốc gia này. Nhưng để đạt được kết quả đó, Hồ Bắc đã trải qua hai tháng "siết vòng kim cô" với nhiều biện pháp hà khắc, như cấm đi lại và thiết lập các vùng phong tỏa. Nhưng cho tới giờ, Anh chưa đạt tới mức độ phong tỏa quyết liệt như thế.

Hơn 12 tuần kể từ khi ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì Covid-19, Trung Quốc vẫn chưa thể dỡ bỏ lệnh phong tỏa, do đó giới phân tích nhận định, nếu Anh đi theo một con đường tương tự, quốc gia này có thể sẽ phải phong tỏa ít nhất tới cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.

Nhóm nghiên cứu mô hình hóa về khoa học chống đại dịch cúm (SPI-M) thuộc Nhóm tư vấn khoa học cho trường hợp khẩn cấp (SAGE) của chính phủ Anh đề xuất rằng có thể áp lệnh phong tỏa 6 tháng liên tục đối với nhiều khu vực ở quốc gia này, trước khi nghĩ tới việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch.

Giới chuyên gia nhận định ba tuần trước khi Thủ tướng Johnson xem xét lại lệnh phong tỏa là thời gian cực kỳ quan trọng đối với nước Anh, bởi nó cho phép các nhà khoa học có thể đưa ra dự đoán chính xác hơn về thời điểm dịch đạt đỉnh và chấm dứt, dựa theo tình hình thực tế thay vì mô hình hóa. Tuy nhiên, họ cũng cho biết có thể chính phủ vẫn dỡ lệnh phong tỏa trước thời điểm dịch đạt đỉnh, nếu thiệt hại của nó gây ra vượt quá lợi ích của việc ngăn chặn dịch.

"Chúng tôi đang bước vào giai đoạn phải giám sát dịch một cách cẩn trọng. Đầu tiên, chúng tôi tìm kiếm những dấu hiệu dịch chậm lại, sau đó mới là số ca nhiễm mới giảm. Sau ba tuần, chúng tôi sẽ quyết định liệu có tiếp tục duy trì các biện pháp kiểm soát dịch, hay có thể dỡ bỏ hoặc nới lỏng tạm thời và sẽ lên kế hoạch áp lại sau đó", Mark Woolhouse, giáo sư về dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Đại học Edinburgh, Scotland, cho hay.

Trong khi nhiều chuyên gia vẫn lo ngại rằng những biện pháp hiện tại không đủ để ngăn dịch thì một số người khác chỉ trích chính phủ đang đối mặt với "đại dịch hành động", khi đưa ra nhiều biện pháp không hợp lý.

"Một lần nữa chủ nghĩa dân túy chiến thắng khoa học, khi bắt đầu yêu cầu mọi người phải làm một cái gì đó. Chúng tôi vẫn thấy một số quan niệm rằng 'người dân' ích kỷ và phải bị xử phạt. Nhưng mọi người không Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ích kỷ, khi họ hành động theo cách hợp lý đối với cá nhân nhưng mang lại kết quả bất lợi đối với tập thể", Robert Dingwall, giáo sư xã hội học tại Đại học Nottingham Trent, nói trong một bài viết trên tờ Telegraph.

Một công trình xây dựng vẫn mở cửa hôm 24/3 tại thị trấn Larbert, Scotland bất chấp lệnh phong tỏa. Ảnh: PA.

Một công trình xây dựng vẫn mở cửa hôm 24/3 tại thị trấn Larbert, Scotland bất chấp lệnh phong tỏa. Ảnh: PA.

Anh hiện là vùng dịch lớn thứ 8 trên thế giới, với hơn 19.500 người nhiễm và hơn 1.400 người chết vì Covid-19. Trong bức thư gửi tới 30 triệu hộ gia đình Anh ngày 28/3, Thủ tướng Johnson kêu gọi người dân "ở nhà, để bảo vệ Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) và bảo toàn tính mạng". Ông cảnh báo "mọi thứ có thể trở nên tồi tệ trước khi tốt lên".

Bộ trưởng Cộng đồng Anh Robert Jenrick ngày 29/3 khẳng định cả quốc gia "đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp" nhằm chống Covid-19. "Đây là một động thái thái chưa từng có trong thời bình. Chúng ta chưa làm điều gì như thế kể từ Thế chiến II đến nay", ông nhấn mạnh.

Thanh Tâm (Theo Telegraph )

Hà Nội lập 10 trạm xét nghiệm nhanh Covid-19

Thông tin này được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố ngày 30/3.

"Đây là bộ test do Hàn Quốc sản xuất và đang sử dụng, thông qua lấy mẫu máu, cho kết quả trong 10 phút với độ chính xác cao", ông Chung nói và cho biết Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã tiếp nhận 5.000 bộ test từ Bộ Y tế. Thời gian tới, một tập đoàn cũng sẽ tài trợ thêm cho thành phố các bộ kít này.

Mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Giang Huy.

Mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Giang Huy.

Hà Nội đã mời nhóm chuyên gia Hàn Quốc thiết kế 10 trạm xét nghiệm dã chiến theo tiêu chuẩn của WHO. Mỗi trạm diện tích 3x3 m, có điện, wifi để làm việc 24/24.

Trước mắt Hà Nội thuê 10 trạm này với giá từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng để phục vụ việc lấy mẫu xét nghiệm cho người dân các phường xung quanh bệnh viện Bạch Mai. Sau đó, thành phố sẽ xét nghiệm mở rộng tại các bệnh viện trên địa bàn và những nơi đông người. 10 tổ công tác gồm quân đội, công an, cán bộ y tế cũng được thành lập để phục vụ việc này.

Theo ông Chung, việc xét nghiệm nhanh trên diện rộng sẽ tìm ra "xác suất, cách ly sớm người nhiễm, tránh mầm bệnh phát tán".

Tối 30/3, ông Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Trung tâm y tế quận Đống Đa cho biết, đơn vị đã phối hợp với các chuyên gia lắp đặt xong 5 trạm xét nghiệm nhanh trong khuôn viên trường THCS Đống Đa và lên phương án phân loại Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog xét nghiệm.

"Chúng tôi cố gắng sáng mai (31/3) có thể bắt đầu xét nghiệm cho người dân, ưu tiên những người từng ra vào Bệnh viện Bạch Mai; người dân sống gần khu vực bệnh viện", ông Tuấn nói.

Đến tối 30/3, Việt Nam ghi nhận 203 ca nhiễm nCoV, trong đó 55 người đã khỏi bệnh, số còn lại đang được điều trị tại cơ sở y tế, đa số sức khỏe ổn định. Hà Nội đang ghi nhận số người nhiễm nCoV đứng đầu cả nước với 85 ca.

Võ Hải - Tất Định

Covid-19 đã ảnh hưởng thế nào tới Amazon: Bài học vận hành đến từ gã khổng lồ làng thương mại điện tử thế giới

Đại dịch Covid-19 có thể nói đã làm cuộc sống của loài người trên thế giới thay đổi một cách chóng mặt. Doanh nghiệp đóng cửa, người lao động mất việc, trong khi chính phủ yêu cầu người dân không ra khỏi nhà và điều này khiến những con đường sầm uất trở nên vắng lặng ngay cả trong giờ cao điểm.

Amazon - gã khổng lồ ngành thương mại điện tử của Mỹ cũng đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước tới nay, khi chứng kiến sự gia tăng đột biến của các đơn hàng điện tử. Bởi vậy, hãng phải tuyên bố tuyển dụng thêm 100.000 nhân công, đồng thời giảm phân nửa số lượng nhập của những mặt hàng được cho là không thiết yếu.

Covid-19 đã ảnh hưởng thế nào tới Amazon: Bài học vận hành đến từ gã khổng lồ vừa tuyển thêm 100.000 nhân viên giữa bão dịch bệnh - Ảnh 1.

"Nhìn theo nhiều cách, Amazon đang ở vị thế khá chắc chắn, khi người tiêu dùng không còn muốn mua sắm theo kiểu truyền thống nữa. Ngày càng nhiều khách hàng tìm đến các trang mua bán trực tuyến, mà Amazon thì gần như có mọi mặt hàng." - James Thomson - Cựu giám đốc dịch vụ kinh doanh Amazon cho biết.

Tại các siêu thị, ban kệ gần như trống rỗng. Các cửa hàng tạp hóa giới hạn số lượng thực phẩm một người có thể mua. Tất cả đã tạo động lực đẩy hàng triệu người tiêu dùng lên các kênh mua sắm online, khiến Amazon phải đối mặt với một vấn đề chưa từng thấy: toàn kênh bán hàng của họ thay đổi nhanh chóng mặt, đến mức không thể check soát kịp.

"Amazon có một nhiệm vụ rất lớn lúc này. Họ phải bảo vệ quyền lợi khách hàng, nhưng đồng thời đảm bảo liên lạc hiệu quả với người bán - những người có thể đang đăng bán những sản phẩm không phù hợp, số lượng không đúng." - trích lời Chris McCabe - Cựu điều tra viên bán hàng của Amazon.

Amazon đã xử lý câu chuyện này như thế nào? Đại dịch này đã ảnh hưởng đối với người bán có hàng bị kẹt tại kho của Trung Quốc, với các nhân viên tại kho, và với nhân viên vận chuyển ra sao?

Kho hàng vẫn mở cửa

Trong một bài viết, Amazon cảnh báo rằng các mặt hàng phổ biến đang dần cạn kiệt, nhiều đơn đặt sẽ buộc phải hoãn lại. Và dù kêu gọi công nhân viên làm việc tại nhà, hơn 110 trung tâm vận hành tại Mỹ vẫn hoạt động, với hơn 250.000 nhân viên kho phải làm việc không nghỉ để chuyển hàng từ trong ra ngoài.

"Nếu là một nhân viên kho của Amazon, không có lựa chọn nào là "làm việc tại nhà" đâu." - Thompson chia sẻ. "May mắn là rất nhiều kho của Amazon có áp dụng robot tự động, vậy nên số lượng nhân công thực tế trong kho không lớn như bạn nghĩ."

Covid-19 đã ảnh hưởng thế nào tới Amazon: Bài học vận hành đến từ gã khổng lồ vừa tuyển thêm 100.000 nhân viên giữa bão dịch bệnh - Ảnh 2.

Đa số các kho hàng được vận hành bằng robot

Dẫu vậy, Amazon tuyên bố phải tuyển thêm 100.000 nhân công nhằm đáp ứng nhu cầu tăng đột biến trong giai đoạn này. "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Amazon bị đình trệ? Họ sẽ cần nhân công làm việc trực tiếp tại kho?" - Bernie Thompson, chủ sở hữu thương hiệu Plugable Technologies trên Amazon cho biết.

Một số nhân viên kho của Amazon đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona. Hiện tại, Amazon đã phải đóng cửa ít nhất 1 cơ sở tại New York sau khi có ca dương tính được xác nhận, để tiến hành khử trùng, tẩy rửa toàn bộ. Tại châu Âu, ít nhất 5 nhân viên của Amazon đã được xác nhận nhiễm Covid-19.

Amazon cho biết sẽ hỗ trợ 2 tuần lương cho nhân viên thời vụ nếu dương tính hoặc phải đi cách ly, đồng thời cho phép nghỉ không lương vô thời hạn (không bị đuổi việc) ít nhất đến cuối tháng 3. Dẫu vậy, hàng trăm nhân viên công ty tại Pháp đã tiến hành biểu tình, yêu cầu giảm thời gian làm việc mùa dịch. Đồng thời, họ kêu gọi các biện pháp phòng ngừa tốt hơn mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho người lao động, như trả tiền nghỉ ốm, tăng lương khi làm việc trong các vùng dịch, và đóng cửa toàn bộ cơ sở nếu có trường hợp nhiễm bệnh.

Covid-19 đã ảnh hưởng thế nào tới Amazon: Bài học vận hành đến từ gã khổng lồ vừa tuyển thêm 100.000 nhân viên giữa bão dịch bệnh - Ảnh 3.

Một số nhân viên của Amazon đã dương tính với virus chủng mới (ảnh minh họa)

Dẫu vậy, Thompson cho rằng Amazon vẫn sẽ ổn, vẫn cung cấp được hàng ngay cả khi vài kho ngưng hoạt động. "Họ có rất nhiều kho, mỗi kho được Amazon đảm bảo cân bằng về lượng hàng hóa. Giả sử một nơi có ngưng hoạt động, họ vẫn đảm bảo được khách hàng có được sản phẩm đã mua."

Vận chuyển bị đình trệ - khó cho cả người bán lẫn khách mua

Amazon phải thừa nhận rằng nhiều đơn hàng sẽ bị giao trễ hơn bình thường. "Hàng đến chậm, bởi họ đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề." - McCabe nhận xét. "Họ phải đảm bảo quyền lợi cho khách hàng mua gói 1 day Prime (giao hàng trong ngày), đảm bảo hàng được giao nhanh chóng, như thể không có bất kỳ cuộc khủng hoảng nào đang xảy ra vậy."

Để đẩy nhanh quá trình vận chuyển mặt hàng thiết yếu - thực phẩm, thuốc men và các hàng hóa phổ biến khác, Amazon đã phải ưu tiên nhập kho cho các sản phẩm như vậy. Ít nhất là đến 5/4, sẽ không có bất kỳ chuyến hàng nhập kho nào dành cho các mặt hàng khác. Và bởi vậy, các doanh nghiệp không kinh doanh hàng thiết yếu đang chịu thua lỗ rất lớn.

Jerry Kavesh - CEO của 3P Marketplace Solution cho biết: "Chúng tôi có rất nhiều mặt hàng trên Amazon, bán chạy nhất là những đôi bốt (boot) màu hồng cho trẻ em."

Công ty của Kavesh có khoảng 15.000 sản phẩm trên Amazon. Ông cho biết lượng hàng sẽ sớm chỉ còn 50%, tùy vào tần suất bán hàng và thời gian kéo dài lệnh cấm nhập kho. Nhưng với nhiều công ty khác, lệnh cấm này đồng nghĩa với việc ngưng hoạt động hoàn toàn.

Covid-19 đã ảnh hưởng thế nào tới Amazon: Bài học vận hành đến từ gã khổng lồ vừa tuyển thêm 100.000 nhân viên giữa bão dịch bệnh - Ảnh 4.

"Nhân viên chỉ ngồi chơi thôi. Tức là không có việc, thì chúng tôi cũng chẳng chuyển được cái gì ra ngoài." - Kristal Graham - chủ công ty vận chuyển Selltec Prep cho biết. Đây là một công ty thứ 3, được người bán thuê để đóng gói hàng theo tiêu chuẩn của Amazon rồi chuyển đến các kho. Graham ước tính, 95% công việc hiện tại đang dậm chân tại chỗ.

"Các nhân viên đang rất lo lắng. Bởi nếu đóng cửa thì chẳng còn gì nữa cả. Mà kể cả tiếp tục hoạt động, chúng tôi buộc phải cắt giảm nhân sự. Chúng tôi hoàn toàn có thể phá sản." - Graham chua chát nói.

Một doanh nghiệp khác trả lời phỏng vấn với CNBC, rằng thiệt hại của họ sẽ lên tới 100% cho đến khi Amazon gỡ lệnh cấm.

Covid-19 đã ảnh hưởng thế nào tới Amazon: Bài học vận hành đến từ gã khổng lồ vừa tuyển thêm 100.000 nhân viên giữa bão dịch bệnh - Ảnh 5.

Dịch vụ Amazon Prime vốn rất nhanh, nay chẳng có ý nghĩa gì

Trong khi đó ở chiều ngược lại, khách hàng cũng gặp khó với các đơn đặt qua Amazon, với gói nâng cấp dịch vụ Prime Now mà hãng cung cấp. Bình thường, gói này cung cấp hàng ngàn sản phẩm với thời gian giao hàng dưới 2 tiếng, và được phép chọn khung giờ giao. Nhưng hiện tại, chẳng khung giờ nào trống cả.

"Hôm thứ 7, tôi có đặt qua Prime Now với yêu cầu giao hàng vào ban trưa. Nhưng hàng đến vào 4h chiều hôm sau. Bình thường chỉ mất 1-3 tiếng thôi." - Rachel Johnson Greer - Cựu quản lý chương trình an toàn sản phẩm của Amazon chia sẻ. Ngay cả các đơn hàng trên Amazon Fresh chuyên cung cấp thực phẩm, thời gian giao cũng lên tới 6 ngày.

Liên hệ với CNBC, người phát ngôn của Amazon cho biết: "Chúng tôi đang chứng kiến sự gia tăng các đơn hàng qua Prime Now, và đang cố gắng để tăng tần suất vận chuyển."

Nguồn cung gặp vấn đề

Thời gian giao hàng bị đình trệ, nhưng đó chưa phải là tất cả. Virus corona đã làm thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng, bởi rất nhiều mặt hàng được nhập về từ Trung Quốc.

"Chúng tôi có hàng trăm đối tác, và ít nhất 50% đang phải chứng kiến nguồn cung bị đình trệ. Nhiều người trong số đó không có kế hoạch dự phòng, bởi mọi thứ được lấy từ một đất nước. Thật không may khi chúng ta phải phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sản xuất tại Trung Quốc," - James Thomson nhận xét.

Greer trả lời CNBC: "Có rất nhiều sự bất ổn, cùng nỗi sợ về mọi thứ đến từ Trung Quốc, sau khi họ tiến hành lệnh phong tỏa khắc nghiệt nhất để ngăn sự lây lan của virus. Nó có hiệu quả rất lớn, nhưng đã gây xáo trộn không nhỏ đến chuỗi cung ứng."

Covid-19 đã ảnh hưởng thế nào tới Amazon: Bài học vận hành đến từ gã khổng lồ vừa tuyển thêm 100.000 nhân viên giữa bão dịch bệnh - Ảnh 6.

Bernie Thompson là một trong những doanh nghiệp gặp vấn đề về nguồn cung. Nhiều sản phẩm - bao gồm cả những mặt hàng bán chạy nhất - đã cạn kiệt. "Chúng tôi bán gần 3000 đơn mỗi tháng với riêng sản phẩm đó, và giờ thì nguồn cung bỗng nhiên biến mất." - ông chia sẻ. Kể từ thời điểm thành lập vào năm 2009, doanh thu của công ty ông đã liên tục tăng trưởng mỗi năm, cho đến khi Covid-19 nổ ra. " Có lẽ là không có năm tăng trưởng thứ 11 rồi."

Giống như nhiều doanh nghiệp khác, các mặt hàng của công ty Plugable Technologies do Thompson sở hữu được sản xuất tại Trung Quốc đại lục. Nhưng không chỉ vậy, các sản phẩm nhập từ Thái Lan hoặc Đài Loan (Trung Quốc) cũng gặp vấn đề.

"Chúng tôi 'cháy hàng' khoảng 5/120 sản phẩm. Ảnh hưởng đến doanh thu khoảng 7 - 8%."

James Thomson nhận xét, bất kỳ ai đang nhập hàng từ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với câu chuyện này trong thời gian tới. Thẳng thắn mà nói thì trừ phi họ tìm ra nguồn nhập hàng thứ 2 một cách nhanh chóng - điều không tưởng trong giai đoạn này, thì đây thực sự là thời điểm rất khó khăn. "Với nhiều công ty, giai đoạn này có thể kéo dài hàng tháng trời, thậm chí là nửa năm trong trường hợp xấu nhất."

Nhưng ngay cả với số hàng tồn kho sẵn có, Thompson cũng gặp khó trong việc phân phối chúng đến với khách hàng, bởi ông đã yêu cầu phần lớn nhân viên về làm việc tại nhà. "Chúng tôi đã cố gắng xây dựng thương hiệu qua chất lượng sản phẩm, qua dịch vụ chăm sóc. Nhưng nếu khách hàng không nhận được nó thì mọi thứ đều đổ sông đổ bể."

Hàng hóa thời trang của Jerry Kavesh hầu hết cũng được sản xuất tại Trung Quốc. "Chuyến hàng đáng lẽ được gửi từ 2 - 3 tuần trước, nay được bảo phải đến cuối tháng 4, đầu tháng 5. Vấn đề họ gặp phải là họ cũng không biết bao giờ nguồn cung nguyên liệu mới tới để sản xuất. Thiếu hụt hàng là vấn đề nghiêm trọng mà người bán không muốn kéo dài, vì họ sẽ bị trừng phạt oan uổng bởi thuật toán của Amazon."

Amazon đã gửi bản thông báo đến người bán, rằng hay hủy những đơn hàng họ không có khả năng cung cấp, thậm chí để tình trạng gian hàng "tạm nghỉ" để tự bảo vệ mình khỏi bị đánh giá thấp trên hệ thống.

"Nếu chúng tôi hết hàng, sẽ có hàng trăm thương hiệu khác - đa số từ Trung Quốc, có sẵn hàng, và hiển nhiên tôi mất khách," - Kavesh chua chát. Năm 2013, số lượng người bán trên Amazon ở Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc là dưới 1%, thì nay chiếm tới 48, 59%.

Giá tăng khó kiểm soát

Về phía khách hàng, họ cũng phần nào cảm nhận được sự khó khăn. Một trong những mặt hàng đầu tiên "cháy" trên Amazon là khăn giấy khử trùng, nước rửa tay, và giấy vệ sinh. Một số người bán có hàng lại đẩy giá lên cao đến mức vô lý. Một thùng nước rửa tay 24 chai có giá tới 400 USD (hơn 9 triệu đồng), khẩu trang 3M cũng lên tới $300/hộp 10 chiếc, còn giấy vệ sinh mỗi túi cũng có giá 100 đô.

"Tôi tin đây là vấn đề Amazon cần nhanh chóng giải quyết. Nó không chỉ làm tổn hại danh tiếng của Amazon, mà còn của chính chúng tôi - những doanh nghiệp cung cấp hàng hóa ở đó," - Kavesh chia sẻ.

Covid-19 đã ảnh hưởng thế nào tới Amazon: Bài học vận hành đến từ gã khổng lồ vừa tuyển thêm 100.000 nhân viên giữa bão dịch bệnh - Ảnh 7.

Nói về vấn đề này, James Thomson nhận xét: "Hơn 300.000 người bán gia nhập mỗi năm, quá nửa đến từ Trung Quốc, nghĩa là có rất nhiều thứ cần phải theo dõi."

Dẫu vậy, Amazon có những biện Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog pháp mạnh. Công ty công bố họ đã phải gỡ hơn 530.000 sản phẩm, và cấm vĩnh viễn 250 tài khoản. Người phát ngôn của Amazon cho biết, chính sách "giá cả công bằng" của họ là rất chặt chẽ. Không có chỗ cho những ai bán giá cắt cổ ở đây.

"Chúng tôi gặp vấn đề tương tự khi SARS xuất hiện hồi 2003, khi một số sản phẩm y tế được bán với mức giá nực cười. Thực tế là dù Amazon có quy trình chặt chẽ, nhưng có khoảng 600 triệu sản phẩm ở đó. Giả sử Amazon gỡ khoảng 1 triệu sản phẩm, tôi tin rằng sẽ có hàng trăm ngàn mặt hàng khác được thêm vào." - Thomson cho biết thêm.

Để ngăn chặn hành vi tăng giá vô tội vạ, Amazon hiện đã giới hạn số lượng doanh nghiệp được phép bán các mặt hàng thiết yếu mùa dịch, như khẩu trang, nước rửa tay, khăn khử trùng... Dẫu vậy, các mặt hàng đang được đăng cũng sẽ không bị gỡ, trừ phi có báo cáo vi phạm luật tăng giá.

Chẳng hạn hồi giữa tháng 3, Amazon đã gỡ sản phẩm của một người bán tại Tennessee do có hành vi "găm" đến 17.000 chai nước rửa tay trước khi dịch bệnh nổ ra. Công ty cho biết, họ thiết lập một nhóm làm việc 24/7 để truy tìm, điều tra và gỡ bỏ các sản phẩm có giá không hợp lý.

"Đa số các bên bán hàng thứ 3 không phạm luật. Có lẽ chỉ khoảng 5% là muốn tìm cách làm điều xấu," - Rachel Johnson Greer trả lời.

Làm sao để đảm bảo an toàn cho sản phẩm?

Với rất nhiều sản phẩm được chuyển trực tiếp từ Trung Quốc, Amazon phải đối mặt với một thắc mắc cực kỳ phổ biến: liệu hàng hóa có bị nhiễm virus?

Sự thực là, virus corona rất hiếm khi tồn tại được trên bề mặt hàng hóa, và đặc biệt là với trường hợp của Amazon.

"Ngay cả khi chuyển phát nhanh, cũng phải mất 3 - 4 ngày hàng mới tới. Như thế là quá lâu để virus có thể tồn tại, trong trường hợp ai đó nhiễm bệnh ho vào hàng của bạn." - James Thomson khẳng định.

"Nếu sợ, những gì bạn cần làm là đảm bảo rửa tay sạch sẽ sau khi chạm vào gói hàng." - Greer đồng quan điểm.

Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO cho biết, các mặt hàng nhập từ Trung Quốc đều an toàn, vì virus không thể tồn tại lâu trên bề mặt sản phẩm. Ngay cả các mặt hàng ngoài siêu thị, việc lây nhiễm qua đó cũng là rất thấp. Để giúp cải thiện tình hình, Amazon cũng yêu cầu tất cả tài xế vận chuyển có biểu hiện ốm phải ở nhà.

Vấn đề là với các tài xế làm theo hợp đồng, họ phải làm việc thì mới có tiền. Để hỗ trợ tình hình này, Amazon khởi động gói cứu trợ 25 triệu đô dành cho nhân viên giao hàng và nhân viên thời vụ, cho phép họ được trợ cấp thêm 400 - 5000 USD/người trong trường hợp dương tính với virus corona. Các nhân viên vận chuyện và công nhân kho bãi cũng được tăng lương thêm $2/h.

"Dịch bệnh này đã khiến mọi người phải đánh giá lại về văn hóa làm việc - vốn theo kiểu chỉ ốm sơ thì vẫn tiếp tục công việc được. Lúc này, làm như vậy không đúng nữa."

Xử lý quảng cáo giả về hàng hóa

Một trong những vấn đề quan trọng nhất thời dịch bệnh, đó là việc người bán quảng cáo sai sự thật. Nhiều sản phẩm được quảng cáo có thể chặn virus, dù không phải vậy.

"Để một sản phẩm được quảng cáo chữa hay ngăn được bệnh, bạn cần sự công nhận của một phòng thí nghiệm, hoặc giấy chứng nhận từ chính phủ. Nếu không có chúng, bạn sẽ không thể quảng cáo như vậy được." - Greer khẳng định. Từ năm 2011, Greer vốn đã nhận trách nhiệm truy tìm các sản phẩm cố tình quảng cáo sai. "Một số người bán còn cố tình quảng cáo kiểu: thực phẩm chức năng làm tăng cường hệ miễn dịch và chữa được virus. Hoàn toàn không đúng."

Từ đầu dịch bệnh, Amazon đã gỡ cả triệu sản phẩm bị quảng cáo sai công dụng. Ngoài ra, Amazon cũng không cho phép người bán trả tiền quảng cáo để được xuất hiện đầu tiên với một số từ khóa, như virus corona. Ngoài ra, với các từ khóa như khẩu trang, virus..., Amazon chèn thêm một banner dẫn về trang thông tin của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ).

Amazon hiện cũng đã hợp tác với Quỹ Gates, để giúp giao những bộ xét nghiệm miễn phí trong phạm vi thành phố Seattle. Họ muốn giúp người dân thực hiện hàng ngàn xét nghiệm mỗi ngày tại nhà, tránh phải đến bác sĩ và lây nhiễm cho người khác.

"Họ đang làm tất cả để ngăn tổn hại về danh tiếng. Khách hàng cần được mua sắm trong sự đảm bảo. Họ cần biết Amazon đang kiểm soát bên bán hàng thứ 3, và dĩ nhiên không muốn công chúng nổi giận vào lúc này," - Chris McCabe cho biết.

Tham khảo: CNBC